Bột đá là gì ?
Bột đá là cái tên gọi chung các loại đá xay nhuyễn thành bột. Bột đá thường có màu trắng, xám, đục, xanh nhưng chủ yếu trên thị trường hiện nay phổ biến nhất vẫn là màu trắng và màu xanh.
Ứng dụng lớn nhất của bột đá là để: Sản xuất xi măng, bê tông nhựa nóng, giấy, nhựa, gốm sứ, phân bón, thức ăn gia súc, cao su, thủy tinh hay sơn…
Trên lớp vỏ ngoài của trái đất đá vôi chiếm khoảng 5% và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta loại khoáng sản này được phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh thành phía bắc như: Yên Bái, Nghệ An, Hà Nam.
Bột đá được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp khai thác đá núi như: đá vôi, đá phấn, cẩm thạch.
Bột đá có tên hóa học là Canxi carbonat hay người ta còn gọi với cái tên dân dã là bột đá xay.
Canxi carbonat còn xuất hiện trong vỏ của các loài giáp xác 2 mảnh như sò, ốc, hến, vỏ trứng, xương động vật… Nếu người ta xay loại này ra, thì về cơ bản nó có các tính chất hóa học như nhau. Nhưng lại có tên gọi khác là bột canxi. Tuy nhiên cả 2 loại trên đều có thành phần chính là CaCO3.
Bột canxi thường được sử dụng trong ngành dược phẩm như một chất bổ sung canxi cho cơ thể. Hoặc sử dụng như một chất chung hòa acid dạ dày. Nhưng tất cả các công dụng trên của bột canxi đều được sử dụng một cách thận trọng và vô cùng ít.
Tính chất của bột đá vôi CaCO3
Bột đá vôi là loại kém bền với nhiệt, nên nó có thể dễ dàng tác dụng với nhiệt độ cao.
Khi nung nóng ở nhiệt độ thích hợp, nó có thể chuyển hóa thành CaO hay dân gian vẫn gọi là Vôi sống.
Vôi sống rất dễ phản ứng nước sinh ra Ca(OH)2 gọi là vôi tôi. Nước vôi tôi sau khi để trong có thể uống được.
Nước vôi trong để lâu sẽ tác dụng với CO2 có trong không khí và kết tủa thành trạng thái ban đầu là bột đá vôi.
Tính chất vật lý của CaCO3
- Là chất rắn, không tan trong nước. Để nhận biết bột đá ta có thể cho vào dung dịch axit HCL sẽ sinh ra khí không mùi, không màu.
- CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.
Tính chất hóa học của CaCO3:
Tác dụng với acid mạnh sinh ra muối và nước kèm theo khí thoát ra.
- CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.
Kém bền với nhiệt:
- CaCO3 –to→ CaO + CO2.
Sản xuất bột đá vôi công nghiệp:
Bước 1: Khai thác đá vôi cục
Đầu tiên ta phải khai thác được đá vôi cục chất lượng cao.
Để làm được điều đó chúng ta cần phải tìm nguồn nguyên liệu từ các mỏ có hàm lượng CaCO3 cao.
Ở Việt Nam theo các chuyên gia đánh giá mỏ ở Nghệ An là có chất lượng đá vôi đạt được độ trắng, độ tinh khiết cao. Sau đó ta dùng mìn cho nổ các núi đá này, rồi thu được đá vôi cục ở dạng thô.
Núi đá vôi nghệ an
Sau khi đưa đá vôi cục về nhà máy. Các kĩ sư sẽ tiến hành dùng máy để sàng lọc và phân loại tùy theo độ trắng.
Nguyên liệu sau khi trải qua quá trình sàng lọc sẽ được đem rửa để loại trừ tạp chất, không bị bám bẩn.
Qua được bước này, đá vôi cục sẽ được để ráo và tiến đến công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Nghiền đá vôi cục thành bột đá:
Nguyên liệu sau khi được nhập kho sẽ được phân loại kích thước và độ trắng. Rồi sau đó được đưa vào máy đập búa để thu được hạt đá có kích thước nhỏ dần.
Từ máy đập búa. Các hạt đá này sẽ theo băng tải đến các dàn có nam châm để hút hết các tạp chất kim loại có trong hạt đá. Sau khi đã qua dàn nam châm, các hạt đá này được đưa vào máy nghiền bột mịn thành bột đá có các kích cỡ như: 70, 45, 20 hoặc 8 micron…
Bước 3: Đóng gói và đặt tên:
Tùy theo kích thước và nơi sản xuất sản phẩm mà được gọi theo các cách sau đây:
- Phân loại theo địa phương: Tùy theo nơi sản xuất ra thành phẩm bột đá vôi mà chúng ta gọi tên theo: Bột đá nghệ an, hà nam, yên bái….
- Phân loại theo kích cỡ hạt: 70micron, 45 micron, 8 micron, 20 micron…
- Phân loại theo nhãn hiệu